Welcome to TCBV2U.BLOGSPOT.COM
Các chuyện kỳ bí, chuyện cười, chuyện xã hội và học tập

vendredi 6 février 2009

“Bình Nhưỡng đang chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo”

(Theo báo điện tử Dân trí) - Vài ngày sau khi Bình Nhưỡng cảnh báo bán đảo Triều Tiên trên bờ vực chiến tranh, báo chí Hàn Quốc và Nhật Bản hôm qua đưa tin, có nhiều động thái cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị phóng thử tên lửa đạn đạo tầm xa.

Triều Tiên tăng cường quân ở biên giới kể từ khi tuyên bố hủy bỏ mọi thỏa thuận với Hàn Quốc.

Trích nguồn tin chính phủ giấu tên, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc và Sankei Shimbun của Nhật Bản cho biết, CHDCND Triều Tiên đã di chuyển các thiết bị được dùng phóng tên lửa Taepodong-2 mà Bình Nhưỡng đã bắn thử vào tháng 7/2006.

Theo Yonhap, một chuyến tàu chở một vật lớn đã được di chuyển khỏi một nhà máy và hướng tới địa điểm phóng tên lửa mới được xây dựng tại bờ biển phía tây của Triều Tiên. “Đó có vẻ như là tên lửa Taepodong-2”, quan chức giấu tên cho biết.

Tuy nhiên, theo ước tính của một nguồn tin chính phủ Nhật Bản do tờ Sankei trích dẫn, Bình Nhưỡng sẽ phải mất ít nhất 1 hoặc 2 tháng để có thể phóng được một quả tên lửa Taepodong-2.

Một quan chức Bộ quân sự Hàn Quốc từ chối bình luận về những vấn đề tình báo nhưng ông khẳng định Seoul luôn theo dõi sát các hoạt động quân sự của Bình Nhưỡng. Được biết, hầu hết các hoạt động chuẩn bị cần thiết để phóng tên lửa của Triều Tiên có thể được nhận thấy qua vệ tinh do thám.

Lần gần đây nhất Triều Tiên bắn thử một quả tên lửa Taepodong-2 đã không thành công. Loại tên lửa này được cho là có tầm xa vươn tới tận lãnh thổ của Mỹ.


Theo ước tính của các nhà phân tích, Triều Tiên hiện có hơn 800 tên lửa đạn đạo với tầm xa có thể vươn tới mọi mục tiêu ở Hàn Quốc và hầu hết Nhật Bản.

Phan Anh
Theo Reuters

Hải quân Philippines nói về Trường Sa

Hải quân Philippines nói sẽ 'chiến đấu đến người lính cuối cùng' để bảo vệ chủ quyền họ nói là đối với quần đảo Trường Sa.

Câu nói này là của những kẻ muốn chiếm đảo của chúng ta nhưng chúng sẽ làm được những gì? Những kẻ xâm lược sẽ không bao giờ đạt được mục đích của mình mà sẽ luôn chuốc lấy những thảm bại, điều này là chắc chắn.

Tranh chấp Trường Sa diễn ra từ lâu nay giữa 5 nước nhưng vẫn chưa được giải quyết

Theo báo Philippine Daily Inquirer hôm qua 02 tháng Tư, Phó đô đốc Amable Tolentino, phó tư lệnh hải quân này đã ra tuyên bố như vậy để bác bỏ lời chỉ trích rằng Philippines dễ dàng bỏ cuộc.
Lời chỉ trích đến từ chỗ ông Tolentino từng tuyên bố rằng trong vấn đề Trường Sa, ngoại giao có tác dụng hơn là gây chiến.
Vị chỉ huy cũng thừa nhận về sức chiến đấu thì hải quân Philippines "kém hơn" so với các nước cùng đòi chủ quyền ở Trường Sa.
Tuy thế, theo báo chí đăng lại, ông Tolentino nói: "Hãy để nhân dân biết rằng hải quân của chúng ta ủng hộ bất cứ một giải pháp hòa bình nào cho tranh chấp lãnh thổ với các nước khác, nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu đến người lính và thủy thủ cuối cùng để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ."
Vị phó đô đốc khẳng định "đó là trách nhiệm của các quân nhân như đã tuyên thệ".
Chúng tôi sẵn sàng chiến đấu đến người lính và thủu thủ cuối cùng

Phó đô đốc Amable Tolentino
Theo báo chí Philippines, nước này có 112 tàu chiến, trong đó có 69 chiến hạm và 43 hải thuyền nhỏ.
Lời phát biểu của ông Tolentino được công bố đúng lúc có những tranh cãi xung quanh thỏa thuận ba bên về điều tra, đo đạc biển ở Trường Sa (JMSU) với Việt Nam và Trung Quốc.
Phe đối lập trong nghị viện Philippines nói chính phủ đã làm hại cho lời tuyên bố chủ quyền của đất nước khi tham gia JMSU, và cáo buộc vụ này có được là nhờ những khoản vay hàng triệu đôla từ Trung Quốc.
Tuần qua, tổng tư lệnh quân đội Philippines, tướng Hermogenes Esperon Jr. đã thăm đảo Pag-Asa Island ở Trường Sa để "tăng cường" tuyên bố chủ quyền của nước ông ở quần đảo.
Philippines là một trong số các nước đòi chủ quyền các đảo ở quần đảo Trường Sa (Spratlys) cùng Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Brunei và Malaysia.

Đài Loan nhận chủ quyền Trường Sa

Sau động thái của nghị viện Philippines, đến lượt Đài Loan ra tuyên bố nhắc lại rằng họ có hoàn toàn 'chủ quyền ở quần đảo Trường Sa' tại Biển Đông.
Một đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
Theo Taiwan News hôm 04/02/2009, Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của họ đối với các đảo và rặng san hô tại Biển Nam Trung Hoa.
Đây là động thái theo sau việc lưỡng viện quốc hội Philippines lần lượt vào các ngày 28/01 và 02/02 thông qua luật sáp nhập các đảo nhỏ và rặng san hô thuộc quần đảo Trường Sa (Nansha hoặc Spratlys) vào lãnh thổ của họ.
Phía Philippines cũng bằng luật do Thượng viện và Hạ viện thông qua, coi các đảo trong tiếng Anh là Macclesfield Bank Islands (Jhongsha) nay thuộc về nước cộng hòa.
Hiện trên thực tế Đài Loan đang làm chủ các đảo họ gọi là Đông Sa và Thái Bình.
Đặc biệt hơn, ngoài việc tái khẳng định chủ quyền, Đài Loan mời Philippines đàm phán về phân định lãnh thổ và lãnh hải tại toàn vùng.
Báo chí trích Thông tấn xã CNA của Đài Loan nói Đài Bắc muốn đàm phán về tranh chấp 'căn cứ vào các nguyên tắc và hiến chương Liên Hiệp Quốc'.
Trước tuyên bố của Đài Loan, Việt Nam, nước đòi chủ quyền đối với quần đảo, đã đưa ra phản ứng sớm nhất.
Trong cuộc họp báo ngày 5/2 ở Hà Nội, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng, đã phát biểu như sau:
"Chúng tôi cho rằng trong khi tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho các tranh chấp đối với hai quần đảo này, các bên liên quan cần tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực."
Trung Quốc, Philippines, và những nước tuyên bố chủ quyền, hoặc toàn bộ, hoặc một phần, của 180 đảo lớn nhỏ và bãi đá, rặng san hộ ở Trường Sa, chưa đưa ra phản ứng.
Malaysia và Brunei nói họ cũng có chủ quyền đối với một phần của quần đảo Trường Sa,
Philippines chạy đua
Luật về Đường Cơ Sở của Quần đảo HB3216 có sự khác biệt trong văn bản của Thượng viện và Hạ viện

Báo Manila Standard Today
Theo báo chí Philippines hôm 03/02/2009, Hạ viện nước nay đã thông qua luật xác nhận chủ quyền ở Trường Sa với số phiếu áp đảo 171-3.
Luật Hạ viện House Bill (HB) 3216 sáp nhập nhóm đảo họ gọi là Kalayaan trong quần đảo Trường Sa và cả Scarborough Shoal vào lãnh thổ biển của Philippines.
Văn bản của Hạ viện có sự khác biệt về một số định nghĩa so với bản của Thượng viện.
Nhưng Thượng nghị sĩ Miriam Defensor-Santiago nói Philippines hành động phù hợp với các tuyên bố trước đó về lãnh thổ, lãnh hải và việc duy trì tình trạng hiện hữu, trừ phi có thay đổi về các đảo này bằng biện pháp hòa bình.
Giới bình luận tin rằng Philippines đang thúc đẩy tìm kiếm, khai thác dầu khí trong vùng với sự tham gia của công ty như Philippine National Oil Co.
Nhưng báo The Nation cũng nói nghị viện Philippines chạy đua với thời gian trước hạn định đưa ra quốc tế định nghĩa mới về thềm lục địa mở rộng của nước này theo Luật Biển quốc tế.
Theo Manila Standard Today, hạn chót này là ngày 13/05/2009 và tờ báo cũng nhắc lại rằng Bắc Kinh đã có công hàm phản đối dự luật HB 3216 ngay từ khi nó được đưa ra thảo luận tháng 12/2009.
Có thể nói quần đảo Trường Sa của chúng ta bắt đầu có những tranh chấp nóng bỏng, nhân dân Việt Nam cùng chính phủ Việt Nam cần có những phản ứng cụ thể để khẳng định chủ quyền cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam theo luật biển quốc tế mà Liên hợp quốc đã công bố.

Ấn Độ bác bỏ tin về tàu ngầm

Các quan chức hải quân Ấn Độ bác bỏ tin tức trên báo chí nói rằng các chiến hạm Trung Quốc đã buộc một tàu ngầm Ấn Độ phải nổi lên mặt nước trong căng thẳng ngoài khơi Somalia.

Hải quân Ấn Độ nói không tàu ngầm nào của họ bị buộc phải nổi lên mặt nước


Tin tức tại Trung Quốc nói rằng sau khi phát hiện một tàu ngầm, hai khu trục hạm và một trực thăng chống tàu ngầm của Trung Quốc đã theo đuổi chiếc tàu ngầm này.
Hai chiến hạm của Trung Quốc vốn đang trong hành trình tuần tiễu chống cướp biển.
Hai phía được biết đã thử hệ thống dò tín hiệu của nhau để tìm ra điểm yếu.
Tuy nhiên, hải quân Ấn Độ nói không tàu ngầm nào của họ bị buộc phải nổi lên mặt nước cả.
Một sĩ quan hải quân Ấn Độ nói với các phóng viên rằng: “Không một tàu ngầm nào của chúng tôi phải nổi lên tại vịnh Aden như tường thuật của truyền thông Trung Quốc”.
Một số tờ báo Ấn Độ đã tường thuật các cáo buộc này, và trích dẫn các nguồn tin hải quân Ấn thừa nhận rằng họ đã theo dõi các chiến hạm của Trung Quốc. Một người được trích dẫn nói rằng: “Nước nào cũng làm như vậy”.
Tàu ngầm Trung Quốc đã làm hải quân Mỹ sửng sốt vào tháng 10/2006 khi họ theo dõi thành công chiến hạm USS Kitty Hawk tại Thái Bình Dương.


Căng thẳng?


Một số trang mạng Trung Quốc, trong đó có Sina.com và QQ đã đưa tin về sự cố này.

Những trang mạng này nói đã có một thời gian căng thẳng giữa các chiến hạm TQ và một tàu ngầm Ấn Độ hôm 15/1 tại eo biển Bab Al-Mandab giữa Yemen và Djibouti tại phía tây vịnh Aden.
Tin cho hay các khu trục hạm của TQ đã phát hiện ra một tàu ngầm chưa xác định thông qua hệ thống dò tín hiệu của họ.
Hải quân TQ sau đó nhanh chóng xác định được tàu ngầm dài 70m với 20 thủy lôi.
Tin tức của TQ nói tàu TQ đã gửi một trực thăng chống tàu ngầm tới để dò chiếc tàu ngầm lạ lúc đó đang tìm cách phá hệ thống dò tín hiệu của Trung Quốc.
Các tường thuật này nói rằng hai khu trục hạm cuối cùng đã dồn được chiếc tàu ngầm này và buộc nó phải nổi lên mặt nước. Tàu của Ấn Độ sau đó đã rút đi mà không có đối đầu gì.
Truyền thông TQ nói tàu ngầm của Ấn đã theo dõi các chiến hạm TQ kể từ khi họ vào vùng biển Ấn Độ Dương trên đường tới Somalia.
Tuy nhiên, Ấn Độ bác bỏ các tin này. Hãng thông tấn chính thức của TQ là Tân Hoa xã và nhật báo China Daily cũng không đưa tin về vụ việc này.


'Có hai đường biên giới'

Thác Bản Giốc, một trong các điểm phân chia cắm mốc biên giới 'nhạy cảm'

Quốc PhươngBBC Việt ngữ

Tới ngày 02.01.2009, theo đánh giá của Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, việc phân giới cắm mốc trên biên giới Việt - Trung, kết quả cuộc đàm phán maratông về biên giới giữa hai quốc gia XHCN láng giềng được bắt đầu từ cách đây 35 năm, đã cơ bản hoàn tất.
Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là sẽ có những vấn đề nào cần được giải quyết thấu đáo, không chỉ liên quan đường biên giới mà còn có hệ luỵ kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá lâu dài tới người dân, các cộng đồng tộc người sinh sống hai bên đường biên.
Từ chương trình nghiên cứu các nhóm dân tộc xuyên biên giới Việt - Trung hợp tác với Đại học Vân Nam (Trung Quốc), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á, tại Hà Nội, PGS. TS. Nguyễn Văn Chính, phân tích với BBC Việt ngữ:
Nghe toàn văn phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Văn Chính
PGS. TS. Nguyễn Văn Chính: Tôi không nghĩ có xáo trộn đáng kể vì giữa bên này và bên kia biên giới, hầu hết các cộng đồng đều đồng tộc cả thôi. Có thể có một số xáo trộn gì đó về cách suy nghĩ đặc biệt liên quan tới vấn đề lãnh thổ.
Đàm phán biên giới hai nước diễn ra hơn 30 năm
BBC: Liệu có trường hợp người dân sau một tối đi ngủ, hôm sau mở mắt đã trở thành người dân của nước bên kia hay không, thưa ông?
PGS. TS. Nguyễn Văn Chính: Có thể một số vùng như Hữu Nghị quan hay Thác Bản Giốc được coi là những vùng nhạy cảm. Nhưng trên thực tế, tôi chưa thấy có trường hợp nào cư dân ở bên này biên giới, sau khi cắm mốc, trở thành cư dân của bên kia biên giới.
'Nhạy cảm' và 'xáo trộn'
BBC: Ông có thể giải thích thế nào là 'nhạy cảm'?
Tôi chưa thấy có thay đổi nào về mặt cư dân. Tức là đang là công dân Việt Nam lại trở thành công dân Trung Quốc

PGS. TS. Nguyễn Văn Chính
PGS. TS. Nguyễn Văn Chính: Vùng đó chưa được rõ ràng và sau khi cắm mốc xong có thể có sự thay đổi nào đó. Thế nhưng, như đã nói, trên thực tế tôi chưa thấy có thay đổi nào về mặt cư dân; tức là đang là công dân Việt Nam lại trở thành công dân Trung Quốc. Hình như các điểm cắm mốc đó không liên quan đến các khu vực cư dân.
Tôi vừa đi khảo sát ở tuyến biên giới Việt - Trung và đi dọc Sông Hồng, từ Hà Khẩu đi ngược lên tận Mạn Hảo, Cá Quỵ, Kiến Thủy bên Trung Quốc theo dọc tuyến biên giới, thì tối không thấy có sự xáo trộn nào.
BBC: Theo quan sát của ông, sau khi việc phân giới cắm mốc hoàn thành, tâm lý người dân, các nhóm tộc người ở hai bên bờ biên giới như thế nào?
PGS. TS. Nguyễn Văn Chính: Đường biên giới núi trong khu vực Đông Nam Á, như biên giới Việt - Trung, Việt - Lào..., dường như trở nên mỏng manh hơn trong giai đoạn hiện nay, có lẽ do sự hội nhập, sự qua lại biên giới. Đặc biệt gần đây việc mở một loạt các cửa khẩu làm cho mối liên hệ giữa con người tăng lên rất nhiều. Thế nhưng đó chỉ là một mặt chính sách thôi. Nhiều tộc người ở biên giới vẫn có quan hệ về giòng họ, quan hệ hôn nhân, gia đình.
Ước tính có hàng chục nhóm dân tộc ít người của VN sông vắt qua biên giới Việt - Trung
Và gần đây, buôn bán tiểu ngạch gia tăng rất nhanh. Ví dụ như vùng Bát Xát, Sông Hồng qua bên kia biên giới Trung Quốc. Người ta vẫn trao đổi với nhau và vẫn nghĩ rằng họ là họ hàng, như giữa những người Hà Nhì mà bên Trung Quốc gọi là người Choang, ở bên này là người Dáy, người Nùng, người Dao, người Mông... Họ vẫn qua lại biên giới buôn bán với nhau. Tôi nghĩ sau khi có đường biên giới ổn định, sự giao lưu còn tăng lên nữa.
BBC Liệu trong tương lai có thể xảy ra điều mà nhiều người dân Việt Nam lo ngại là Trung Quốc có thể 'di cột mốc' có lợi cho mình, theo cách nói của dân gian?
PGS. TS. Nguyễn Văn Chính: Cái đó tôi cũng có nghe, nhất là ở vùng biên giới. Có nhiều người nói cột mốc hôm nay cắm ở đây, nhưng ngày mai đã thấy nó đã ở chỗ khác rồi. Tôi chưa nhìn thấy trên thực tế, nhưng tôi có nghe thấy rất nhiều. Cũng như tình trạng tranh chấp gọi là 'xâm canh, xâm cư'.
'Xâm canh, xâm cư'
Tức là người ở bên này đi sang bên kia trồng lúa, ngô khoai..., rồi gặt thì bị giữ. Cái đó đã từng xảy ra và cái đó chắc chắn tôi cũng đã thấy. Thế nhưng tôi nghĩ lần cắm mốc biên giới này có lẽ sẽ ổn định lâu dài hơn, vì trước kia, đường biên giới phần lớn chưa được rõ ràng. Mặc dù lần này cũng chỉ dựa chủ yếu trên hiệp định ký kết giữa Nhà Thanh với người Pháp, vốn tạo ra các mốc. Nay cũng không có vấn đề gì lắm ngoài việc cần xác định các điểm nằm đúng ở đâu trên thực địa.
Dự báo các giao dịch buôn bán sẽ tăng lên sau cắm mốc biên giới
Còn lại, do cư dân hai bên có quan hệ họ hàng, hôn nhân, nên hiện tượng xâm canh, câm cư chắc chắn sẽ xảy ra và tôi nghĩ tình trạng này cũng tồn tại ở nhiều đường biên giới ở các nước.
BBC: Hiện tượng số lượng đông cư dân Trung Quốc di cư sang Việt Nam làm ăn, ngụ cư và ổn định chỗ ở lâu dài trong đất Việt Nam, nếu xảy ra trong tương lai, sẽ có những hệ luỵ gì?
PGS. TS. Nguyễn Văn Chính: Chắc chắn có hệ luỵ. Hiện nay có tình trạng hôn nhân bất hợp pháp xuyên biên giới gia tăng. Thứ nhất có thể nói tới hiện tượng buôn bán phụ nữ, trước đây chỉ có người kinh tham gia, nay bắt đầu có nhiều người thiểu số tham gia. Biên giới nay trở nên mở hơn, lỏng hơn là một thách thức quản lý biên giới.
Thứ hai, nhiều phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc, lấy chồng, có con bên đó và đem con trở về Việt Nam chưa biết đăng ký cho con cái như thế nào. Chắc chắn đây là một vấn đề mà hai nhà nước phải giải quyết về pháp lý. Tôi tin rằng sau khi cắm cột mốc thì hai bên cần có thảo luận về việc này.
Người ta nay chỉ đến và làm ăn, mà cái đó tôi không nghĩ sẽ có một hệ luỵ gì về kinh tế hay xã hội

PGS. TS. Nguyễn Văn Chính
... Còn người Việt Nam thường cảnh giác các láng giềng lớn như Trung Quốc trước đây. Nhưng bây giờ tôi nghĩ không còn sự lo ngại đó nữa vì tôi nghĩ các quy định, cũng như các mối liên hệ đã trở nên rõ ràng hơn trước. Người Việt nay chắc cũng không lo ngại người Trung Quốc đến buôn bán rồi ngụ cư ở Việt Nam một cách trái phép. Người ta nay chỉ đến và làm ăn, mà cái đó tôi không nghĩ sẽ có một hệ luỵ gì về kinh tế hay xã hội...
Tôi nghĩ có hai đường biên giới cần phải phân biệt, một mặt là đường biên giới vật chất, với những cột mốc. Và mặt kia là đường biên giới mơ hồ, trừu tượng hơn, ám ảnh trong suy nghĩ con người. Đường biên giới này phải được xây dựng bằng lòng dân mà nếu thiếu sẽ đặt ra những ngóng trông hoặc so sánh trong các quan hệ tộc người.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Văn Chính là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á, Đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội. Mời quý vị nhấn chuột vào đường dẫn ở trên để theo dõi toàn văn cuộc phỏng vấn.

Có nên né tránh cuộc chiến 30 năm trước?

Trong quá trình cải cách mở cửa dựng xây đất nước, dường như vấn đề chiến tranh biên giới Việt Trung là đề tài không nên nhắc tới.

Ngược lại, quan hệ hữu nghị do chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ tịch Mao Trạch Đông gây dựng vào những năm 50 của thế kỉ trước thường xuyên được nhắc tới và được coi như cơ sở vững chắc trong quan hệ Việt Trung. Từ khi Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao vào những năm 70 có ảnh hưởng đến quan hệ hai nước, tiếp sau đó hơn 20 năm quan hệ không được yên bình dường như là khoảng thời gian đang bị quên lãng.

Thế nhưng, cải cách mở cửa và quan hệ ngoại giao phải chăng là động lực tiếp tục hướng tới tương lai trong quan hệ 2 nước? Quá khứ đã ra đi và không trở lại, nói đúng hơn chỉ là 1 đoạn trong vòng tuần hoàn của lịch sử, những năm tháng cố tình lãng quên lại xuất hiện. Kỷ niệm 30 năm chiến tranh biên giới Việt Trung, vấn đề này đáng để cho chúng ta cùng suy ngẫm.
Một cựu binh Trung Quốc thăm lại nghĩa trang tử sĩ trong chiến tranh biên giới 1979
Thế nhưng, cải cách mở cửa và quan hệ ngoại giao phải chăng là động lực tiếp tục hướng tới tương lai trong quan hệ 2 nước? Quá khứ đã ra đi và không trở lại, nói đúng hơn chỉ là 1 đoạn trong vòng tuần hoàn của lịch sử, những năm tháng cố tình lãng quên lại xuất hiện. Kỷ niệm 30 năm chiến tranh biên giới Việt Trung, vấn đề này đáng để cho chúng ta cùng suy ngẫm.
Nghiên cứu Trung Quốc ở Việt Nam
Trong 10 năm trở lại đây, khi các học giả phương Tây bắt đầu thảo luận về “Trung quốc là mối đe dọa” hay “Trung Quốc nổi lên như 1 cường quốc” thì các học giả nghiên cứu Trung Quốc ở Việt nam dường như không đề cập tới vấn đề đó.
Nghiên cứu về Trung Quốc có ảnh hưởng thách thức gì đến bá quyền quốc tế hay trật tự quốc tế không phải là vấn đề mà chính phủ Việt Nam yêu cầu các chuyên gia lưu tâm đến, bởi vì đó là vấn đề của các nước lớn. Chính phủ Việt Nam cho rằng chính sách đối ngoại, ngoại thương của Trung Quốc mới là vấn đề cần quan tâm.
Việt nam cùng Trung Quốc đang cố gắng phát triển kinh tế, thực hiện chính sách cải cách mở cửa, vì vậy cái mà Việt Nam cần là kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc trong quá trình cải cách mở cửa chứ không coi Trung Quốc là mối đe dọa bên cạnh mình.
Quả thật Trung Quốc lớn mạnh là mối đe dọa lớn của các nước phương Tây.
Nhưng khi bản thân quốc lực Việt Nam chưa mạnh, thì vấn đề Trung Quốc có vai trò gì với trật tự quốc tế và có đe dọa gì với quốc tế dường như quá tầm tay của Việt Nam. Từ xưa đến nay, vương triều Trung Quốc vốn đã to lớn và có ảnh hưởng đến Việt Nam, vì vậy Trung Quốc có lớn đến đâu đi chăng nữa dường như là vấn đề mà các nước lớn khác quan tâm, chứ không nằm trong mối quan tâm của mình.
Việt Nam cũng có khát vọng trở thành con rồng nhỏ châu Á, vì vậy, Việt Nam cùng chia sẻ một ý nghĩ chung với Trung Quốc: nếu Trung Quốc có ý định biến thành cường quốc cũng có nghĩa hai nước Việt Trung đang ở cùng một giai đoạn lịch sử.







Cuối năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố hoàn tất việc phân giới cắm mốc biên giới trên bộ.
Như vậy cảm giác tương trợ giữa hai nước mạnh hơn cảm giác uy hiếp. Việt Nam bắt đầu cải cách muộn hơn Trung Quốc, vì vậy càng có ý nguyện quan sát học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc. Trung Quốc có thành công hay không sẽ là điều mà Việt Nam cần quan tâm chứ không phải đề phòng.
Xuất phát điểm của học giả Việt Nam khi nghiên cứu về Trung Quốc hoàn toàn không giống các học giả phương Tây, bởi lẽ học giả phương Tây lo lắng Trung Quốc có âm mưu tranh bá xưng vương nên nghiên cứu phán đoán từ những biến đổi về tiềm lực kinh tế quốc phòng của Trung Quốc.
Học giả phương Tây quan tâm nhiều tới tư duy chiến lược ngoại giao lớn của Trung Quốc, trong khi học giả Việt Nam chỉ quan tâm và nắm vững những sự việc cụ thể xảy ra với Trung Quốc. Họ cũng không xuất phát từ lý luận hoặc những nguyên tắc trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, càng không có đủ nguồn lực nghiên cứu toàn diện mọi mặt về quan hệ ngoại giao của Trung Quốc.
Trọng tâm nghiên cứu chủ yếu là Trung Quốc và các nước trong khu vực châu Á, Thái Bình Dương. Có thể từ những nghiên cứu đó có thể giúp Việt Nam tìm ra con đường ngoại giao nhịp nhàng hơn trong khu vực cũng như với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc.
Chưa thỏa đáng
Thế nhưng né tránh nhắc tới vấn đề chiến tranh biên giới Trung Việt dường như hiển hiện rõ là học giả Việt Nam vẫn chưa tìm được con đường thỏa đáng để giải quyết cách nhìn về chiến tranh biên giới Việt Trung.
Nếu như chiến tranh biên giới 30 năm trước cần phải né tránh không nhắc tới mới có thể tiến bước về tương lai, thì có nghĩa là vẫn chưa thể thực sự vượt qua khoảng thời gian đó.
Học giả Việt Nam vẫn chưa tìm được con đường thỏa đáng để giải quyết cách nhìn về chiến tranh biên giới Việt Trung

Nhìn về lịch sử, quan hệ chính trị giữa hai nước như thế nào vẫn chưa có được cách nhìn chung. Cũng vì vậy trong quá trình xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, người Việt chưa bao giờ đứng cùng chiến tuyến với Trung Quốc. Chiến tranh Trung Pháp vào cuối thế kỉ 19 là ví dụ điển hình cho điều này.
Nếu như việc tích cực phân tích nghiên cứu chiến tranh biên giới Việt Trung có khả năng gợi lại ký ức không tốt đẹp cho hai bên, thì cũng có nghĩa rằng hữu nghị trước mắt của hai bên chỉ là hiện tượng tuần hoàn mang tính tạm thời, trong khi đó sự xung đột trong suốt quá trình lịch sử giữa hai nước trong tương lai có khả năng sẽ lại chi phối quan hệ song phương.
Trong suốt khoảng thời gian dài, mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng cũng có thể dùng câu nói sông liền sông núi liền núi để miêu tả quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Trung.
Hồ chủ tịch đã từng viết trong bài thơ năm 1963 miêu tả quan hệ hai nước như sau: “Việt Trung hai nước thắm tình hữu nghị, vừa là bạn bè, vừa là đồng chí”.
Việt Nam luôn coi Trung Quốc là nước lớn. Để duy trì độc lập tự chủ và phát triển đất nước của mình, Việt Nam luôn nhắc nhở Trung Quốc nên xử lí các mối quan hệ theo phong thái của nước lớn và những đoạn trường lịch sử Việt Trung cùng trải qua trong lịch sử.
Vì vậy, làm sao đối mặt quá khứ, lý giải chiến tranh biên giới Trung Việt, để tương lai có thể xử lý hòa thuận mối quan hệ hai nước, là nhiệm vụ tư tưởng không thể thiếu được.
Ông Thạch Chi Du là Giáo sư tại Đại học Quốc gia Đài Loan. Tác phẩm gần đây của ông là Democracy (Made in Taiwan) ('Dân chủ làm tại Đài Loan', Lexington Books, 2008). Nguyễn Hoài Thu đang là Nghiên cứu sinh tiến sỹ, Đại học Trung Sơn, Cao Hùng, Đài Loan.
Tin từ đài BBC Việt Nam.









Hoãn phiên xử Guantanamo cuối cùng

Trại giam Guantanamo
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết thẩm phán phụ trách các vụ xử phạm nhân ở Guantanamo đã hủy bỏ các cáo buộc trong phiên xử cuối cùng tại trại giam giữ này.

Thẩm phán Susan Crawford đưa ra quyết định vài ngày sau khi Thẩm phán James Pohl từ chối đề nghị ngưng tất cả các vụ xử ở Guantanamo.
Thẩm phán Pohl muốn tiếp tục phiên xử Abd al-Rahim al-Nashiri, một nghi phạm trong vụ đánh bom tàu USS Cole hồi năm 2000.
Các nhà phân tích nói rằng cuộc tranh cãi này có thể cản trở kế hoạch đóng trại Guantanamo của ông Obama.
Các quan chức của Bộ Quốc phòng nói Thẩm phán Susan Crawford đã bác các cáo buộc đối với Nashiri nhưng vẫn để ngỏ khả năng các cáo buộc mới có thể được đưa ra trong tương lai.
Ông Abd al-Rahim al-Nashiri sẽ vẫn tiếp tục bị giam giữ. Abd al-Rahim al-Nashiri từng nói rằng ông bị tra tấn

Trái ngược
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, Geoff Morrell nói: "Đó là quyết định của thẩm phán nhưng nó phản ánh sự thật là tổng thống đã ra lệnh ngưng các phiên xử quân sự trong lúc chờ đợi quá trình đánh giá lại hoạt động ở Guantanamo."
Phóng viên BBC ở Washington Jonathan Beale nói chính quyền Obama muốn qua các đánh giá này để xác định ai cần bị xét xử và xét xử như thế nào.
Tuần trước, Thẩm phán Pohl nói yêu cầu ngưng phiên xử đối với ông Nashiri là ''không thuyết phục'' và tuyên bố phiên xử sẽ vẫn diễn ra.

Yêu cầu của Thẩm phán Pohl dường như trái ngược với yêu cầu hoãn các phiên xử 21 phạm nhân Guantanamo trong vòng 120 ngày của chính quyền Obama.
Tất cả các vụ xử đã được ngừng lại, trừ vụ của ông Nashiri, người sẽ phải ra trước bồi thẩm đoàn vào thứ Hai tới.
Ông Obama có kế hoạch gặp thành viên các gia đình có thân nhân thiệt mạng trong vụ tấn công USS Cole trong ngày hôm nay, thứ Sáu tại Nhà Trắng.
'Giá trị và ý tưởng'
Cuộc tấn công vào chiến hạm USS Cole trong khi đang đậu ở ngoài khơi Yemen làm 17 lính Mỹ chết và 50 người bị thương.
Ông Nashiri bị bắt ở Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất vào năm 2002 và cuối cùng bị chuyển tới Guantanamo.
Ông bị cáo buộc giúp hai dân quân Hồi giáo khác, những người lái thuyền chở đầy chất nổ tới tàu USS Cole.
Ông Obama yêu cầu xem xét lại các phiên xử quân sự đối với các nghi phạm khủng bố trong tuần trước.
Ông cũng ra lệnh đóng trại Guantanamo trong vòng một năm.
Ông nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chiến đấu chống khủng bố nhưng sẽ giữ vững những ''giá trị và lý tưởng' của mình.
Khoảng 250 tù nhân bị tố cáo có liên hệ với khủng bố vẫn đang bị giam tại Guantanamo.

jeudi 5 février 2009

Con nghiện bị truy nã cướp của, giết người man rợ

Đồng Nai
Thấy cô gái chặt củi một mình trong rừng, Phúc đã khống chế để hiếp dâm. Thực hiện xong hành vi đồi bại, “yêu râu xanh” này cướp đi 1 đôi bông tai, 1 chiếc nhẫn cưới bằng vàng, sau đó giết, mổ bụng moi nội tạng rồi dìm xác nạn nhân xuống lòng suối








Hiện trường nơi xác chị L bị dìm xuống suối.


Khoảng 12h ngày 2/2, chị Nguyễn Thị L (xã Phước Tân, huyện Long Thành) gửi con cho hàng xóm rồi đi vào rừng tràm cách nhà khoảng 250m để kiếm củi rồi mất tích.
Đến tối đi làm về không thấy vợ đâu, anh Trịnh Duy Oai (chồng chị L) đã thông báo cho người thân và lực lượng dân phòng ấp, công an xã cùng tỏa đi tìm nhưng suốt đêm vẫn không thấy chị L đâu.
Đến gần trưa ngày 3/2, lực lượng tìm kiếm phát hiện cây rựa, đôi dép, chiếc áo đã lấm đất và được anh Oai xác định những vật đó là của chị L mang theo khi đi kiếm củi.
Lần theo dấu vết, mọi người xuống suối Cầu Quan gần đó mò và phát hiện xác chị L nằm dưới đó. Nạn nhân bị buộc chặt vào gốc tre bằng một sợi dây vải dìm xuống lòng suối trong tình trạng cơ thể không có quần áo.
Nhận được tin báo, Công an huyện Long Thành kết hợp cùng Phòng cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã có mặt tại hiện trường. Sau nhiều giờ khám nghiệm, Trung tâm Pháp y cùng Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đồng Nai kết luận: Chị L bị hãm hiếp, bị bóp cổ đến chết và bị mổ bụng nên mất hết nội tạng.
Trong lúc cơ quan chức năng đang tích cực điều tra vụ án thì một số người dân đã cung cấp nguồn tin: Vào thời điểm đó có nhìn thấy một thanh niên dáng người nhỏ xuất hiện tại khu vực rừng tràm. Sàng lọc các đối tượng, cơ quan điều tra xác định thanh niên đó là Trần Anh Phúc (23 tuổi, ngụ phường Lê Bình, quận Cái Răng, Cần Thơ).
Trần Anh Phúc nhanh chóng được đưa về Công an xã Phước Tân để lấy lời khai. Trước những chứng cứ không thẻ chối cãi (những vết xước trên cơ thể Phúc do chị L chống cự), Phúc đã phải cúi đầu nhận tội và khai toàn bộ hành vi dã man của mình.
Khoảng 14h ngày 2/2 sau khi ngủ dậy trong rừng, Phúc thấy chị L đang đốn củi gần đó nên đã khống chế rồi giở trò đồi bại. Sau khi thỏa mãn thú tính, sợ chị L tố cáo nên Phúc bóp cổ nạn nhân đến chết, cướp đi 1 đôi bông tai, 1 chiếc nhẫn cưới bằng vàng (bán được 700.000 đồng), dùng dao mổ bụng moi nội tạng rồi kéo xác nạn nhân xuống suối buộc vào một gốc cây tre nhấn chìm để phi tang.
Đấu tranh mở rộng, Phúc còn khai: Năm 2007 đã trốn trại giam ở Cần Thơ và đang bị truy nã về hành vi "mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy". Sau khi bỏ trốn khỏi địa phương, Phúc dẫn bạn gái tới Đồng Nai sống rồi được anh trai đưa về ở cùng tại xã Phước Tân. Phúc còn khai nhận bản thân nghiện ma túy và nhiễm HIV.
An Phúc
Theo báo điện tử dân trí.

Tư vấn tuyển sinh năm 2009

Thắc mắc về đề thi tuyển sinh ĐH?


Muốn thi tại điểm thi trường ĐH mình đăng ký? Khoa du lịch của ĐH Hà Nội? Học 5 năm rút ngắn xuống 2 năm? Thi ngành CNTT phải sơ tuyển năng khiếu là vẽ? Trường nào nhân hệ số môn Ngoại ngữ? Con thương binh có được cộng điểm ở kì thi tốt nghiệp?...
Hỏi: Em muốn dự thi ĐH Kiến trúc TPHCM. Em có phải đến thi tại trường hay không? Cho em hỏi thêm về thủ tục dự thi? (khoaarsenal@gmail.com)
* Trả lời:
Trường ĐH Kiến trúc TPHCM tổ chức thi khối A và V. Theo Ban tư vấn được biết thì những thí sinh thi khối V sẽ chắc chắn thi tại trường vì có môn thi năng khiếu.
Đối với khối A thì tuỳ thuộc vào số hồ sơ ĐKDT mà nhà trường sẽ sắp xếp điểm thi cho phù hợp. Nếu số lượng quá lớn vượt quá sức chứa của trường ĐH Kiến trúc thì bắt buộc nhà trường phải thuê các điểm khác gần khu vực.
Như vậy không phải thí sinh nào dự thi khối A đều có thể dự thi tại điểm thi trường ĐH Kiến trúc.
Việc sắp xếp phòng thi, điểm thi sẽ do Hội đồng tuyển sinh của trường bố trí nên không có quy định nào để được phép thi tại trường.
Những trường nào thì môn Ngoại ngữ nhân hệ số 2 trong xét tuyển? Học viện Kỹ thuật Mật mã thì đề riêng hay thi đề chung?(changkhodethuong_105@yahoo.com)
Việc liệt kê các trường có nhân hệ số môn Ngoại ngữ trong xét tuyển là quá nhiều nên Ban tư vấn sẽ chỉ cho em đặc điểm để nhận biết điều này.
Các trường thi tuyển khối D chỉ nhân hệ số môn ngoại ngữ đối với các chuyên ngành đi sâu vào lĩnh vực ngoại ngữ như chuyên ngành Tiếng Anh thì nhân hệ số môn Tiếng Anh. Đối với các trường có đào tạo truyền thông về ngoại ngữ như ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐH Quốc gia… thì đều nhân hệ số môn Ngoại ngữ.
Học viện Kỹ thuật Mật mã là một trường có tổ chức thi tuyển theo phương thức “3 chung”. Như vậy trường sẽ không có đề thi riêng mà sử dụng đề thi của Bộ GD-ĐT.
Em muốn biết Khoa Du lịch - Đại học Hà Nội gồm có những chuyên ngành gì và điểm chuẩn năm nay liệu có thể cao vượt mức năm ngoái được không?(ice_lili_girl@yahoo.com)
Trường ĐH Hà Nội không có khoa Du lịch mà chỉ có khoa Quản trị Kinh doanh -Du lịch có nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh và chuyên ngành Du lịch.
Đối với chuyên ngành Du lịch thì sinh viên sẽ học bằng Tiếng Anh kết hợp với những kiến thức trong lĩnh vực này như văn hoá, lịch sử để sau này có thể đảm nhiệm mục tiêu trở thành hướng dẫn viên du lịch.
Việc xác định điểm chuẩn có cao hơn năm 2008 hay không thì quả rất khó khăn vì hiện tại Ban tư vấn chưa biết mức độ đề thi cũng như thí sinh dự thi vào trường ĐH Hà Nội năm 2009 như thế nào.
Theo đánh giá chủ quan của Ban tư vấn thì điểm chuẩn ngành này năm nay sẽ không thấp hơn năm 2008. Sở dĩ nói vậy vì chuyên ngành Du lịch hiện nay đang được nhiều thí sinh chú ý tới do nhu cầu tuyển dụng là khá cao.
Em xin hỏi hiện nay ở ĐHBKHN đã áp dụng đào tạo theo hệ chế tín chỉ chưa, nếu em học nhiều môn trong một năm thì em có thể rút ngắn khoá học từ 5 năm xuống 2 năm không?(van-tu.vu@live.com)
Hiện nay trường ĐH Bách khoa HN đã áp dụng đào tạo theo hệ chế tín chỉ. Theo quy chế đào tạo mà trường ban hành thì sinh viên có thể rút ngắn tối đa 2 học kì chính đối với hệ CĐ và 3 học kì chính đối với hệ ĐH. Như vậy sinh viên có thể học rút ngắn được 1 năm với hệ CĐ và 1,5 năm đối với hệ ĐH.
Thời gian đào tạo hệ CĐ tối đa là 3 năm do đó nêu em học rút ngắn thì sẽ còn 2 năm; hệ ĐH là 4 năm (đối với hệ cử nhân) nên học rút ngắn sẽ còn là 2,5 năm và hệ ĐH 5 năm (kỹ sư) học rút ngắn xuống còn 3,5 năm.
Như vậy không thể học 5 năm rút ngắn xuống còn 2 năm được vì để nhận đuợc bằng kỹ sư em phải học 160-180 tín chỉ. Trong khoảng thời gian 2 năm em không thể làm được điều này.
Em ở tỉnh Bắc Ninh và là thí sinh tự do, vậy thì em có thể nộp hồ sơ thi ĐH ở phòng giáo dục huyện em được không, nhận giấy báo dự thi cũng ở phòng GD huyện và đến lúc thi đỗ nhận giấy báo trúng tuyển thì vẫn lấy ở phòng giáo dục huyện đúng không? (stvantu@gmail.com)
Đối với thí sinh tự do thì dĩ nhiên phải nộp hồ sơ ĐKDT tại Phòng giáo dục hoặc Sở GD-ĐT địa phương.
Theo quy định thì sinh nộp hồ sơ ĐKDT ở đâu sẽ nhận giấy báo dự thi và phiếu báo điểm tại đó.
Nếu em thuộc diện trúng tuyển thì nhà trường sẽ gửi giấy báo trúng tuyển về trực tiếp cho em qua đường bưu điện chứ không chuyển về Phòng giáo dục.
Em đang học chương trình cơ bản 12, và muốn thi vào trường ĐH kinh tế, không biết là đề thi sẽ chia theo bảng như thế nào? Và từ bây giờ em có cần ôn luyện những phần của ban nâng cao hay không, hay chỉ cần ôn những phần cơ bản thôi? (clover_hnh@yahoo.com)
Cơ cấu đề thi tuyển sinh năm nay về cơ bản không khác so với các năm trước. Đề thì gồm hai phần: phần chung dành cho tất cả thí sinh và phần riêng dành cho từng đối tượng thí sinh.
Đối với phần riêng sẽ có phần dành cho thí sinh học cơ bản và thí sinh học nâng cao. Đối với phần chung thì đảm bảo cho cả ban cơ bản và nâng cao đều làm được. Đề thi chủ yếu bám sát chương trình sách giáo khoa mới, không quá khó và không lách léo.
Như vậy, em đã học chương trình cơ bản thì chỉ cần học chắc ban của mình mà không nhất thiết phải học thêm những phần của ban nâng cao.
Con trai tôi năm nay chuẩn bị thi ĐH. Cháu thích các công việc ứng dụng công nghệ thông tin như thiết kế, đồ họa 3D... Cháu chỉ giỏi về các phần mềm máy tính nhưng vẽ bằng tay thì cháu chỉ vẽ kỹ thuật tốt. Xin hỏi có trường đại học nào đào tạo nghề ứng dụng công nghệ thông tin mà không phải thi năng khiếu vẽ và cháu có thể thi khối D: Toán -văn -Anh không? (vanlam@fpt.vn)
Theo Ban tư vấn được biết thì hiện nay chưa có trường ĐH nào tuyển sinh ngành CNTT mà yêu cầu thi năng khiếu là vẽ.
Hiện nay đối với các trường đào tạo các chuyên ngành ứng dụng CNTT như Toán tin ứng dụng; Khoa học máy tính;…chủ yếu tuyển sinh khối A chứ không tuyển sinh khối D.
Với những gì bạn nói ở trên thì con bạn nên đăng ký dự thi vào trường ĐH FPT. Trường chỉ đào tạo duy nhất ngành kỹ thuật phần mềm thi tuyển cả ở khối D. Với những kiến thức con bạn nắm được sẽ là lợi thế khi theo học ngành này.
Cũng cần lưư ý: Để có thể theo học tại trường thì con bạn phải tham dự một kì thi sơ tuyển với hai môn thi về logic. Để biết kế hoạch sơ tuyển bạn chủ động liên hệ với nhà trường nhé.
Em là con thương binh 3/4 nhưng ba mẹ không có giấy đăng ký kết hôn và đã ly hôn nhiều năm. Như vậy em có được cộng điểm ưu tiên không? (tốt nghiệp THCS em được cộng 1 điểm). Em không có giấy tạm trú ở Lâm Đồng nhưng theo học ở trường THPT đã 3 năm và có giấy chứng nhận nghề loại giỏi. Như vậy điểm tối đa mà em được cộng khi tốt nghiệp là bao nhiêu?(piglove1301@gmail.com)
Để được hưởng quyền ưu tiên là con thương binh em chỉ cần có giấy xác nhận của địa phương là được.
Đối với thi tốt nghiệp THPT thì không có khái niệm cộng điểm cho đối tượng là con thương binh mà chỉ có khái niệm đưa ra mức điểm trúng tuyển tốt nghiệp trung bình thấp hơn so với các đối tượng không có ưu tiên.
Cụ thể: Một học sinh không có ưu tiên thì điểm trung bình 6 môn thi phải đạt từ 5,0 trở lên mới đỗ tốt nghiệp trong khi đó con thương binh chỉ cần đạt từ 4,75 trở lên là đỗ tốt nghiệp.
Theo quy định thì học sinh có chứng chỉ nghề loại giỏi sẽ được cộng tối đa 2 điểm để xét tốt nghiệp theo nguyên tắc: [Tổng điểm thi 6 môn + điểm ưu tiên]/6.
Ban Tư vấn Tuyển sinh
Theo báo điện tử dân trí.

Cấm thi 2 năm nếu sử dụng giấy chứng nhận kết quả giả

Tước quyền vào học ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh ở 2 năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.
Đây là một trong những điểm bổ sung, sửa đổi trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ áp dụng từ năm 2009 mà Bộ GD-ĐT sẽ công bố trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, quy chế tuyển sinh năm nay sẽ có một số điểm thay đổi nhỏ so với năm 2008. Cụ thể: tại điều 2 của quy chế được sửa đổi, bổ sung như sau: Đối với các trường tuyển sinh ngành năng khiếu, tổ chức môn thi văn hóa và môn năng khiếu, các môn văn hóa thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, các môn thi năng khiếu thi theo đề thi riêng của trường. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi, tổ chức thi và chấm thi các môn năng khiếu.
Tại điều 5 về đối tượng dự thi sẽ được sửa đổi cho rõ ràng hơn: “đối tượng dự thi là người đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và tương đương”.
Tại điều 33 của quy chế tuyển sinh về khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số và các trường dành chỉ tiêu để đào tạo theo địa chỉ, các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương được sửa đổi theo hướng giảm mức điểm ưu tiên chênh lệch giữa các đối tượng, khu vực ưu tiên so với qui định trước đây.
Cụ thể, mức điểm ưu tiên giữa các đối tượng chỉ được chênh lệch không quá 1,5 điểm, giữa các khu vực không quá 1 điểm.
Ngoài ra, quy chế cũng qui định rõ về xác định điểm trúng tuyển đối với các nguyện vọng các trường theo quy định: điểm trúng tuyển nguyện vọng sau không thấp hơn nguyện vọng trước, bảo đảm tỉ lệ trúng tuyển hợp lý giữa các nguyện vọng; không hạ điểm trúng tuyển. Những trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét, quyết định.
Về công tác chấm thi quy chế cũng sửa đổi điều 10: “Cán bộ thực hiện việc dồn túi, đánh số phách bài thi không được tham gia vào tổ thư ký chấm thi và ngược lại”.
Nguyễn Hùng
Theo báo điện tử dân trí.

mercredi 4 février 2009

Ý nghĩa của các con số

ố 1 – Số sinh
Theo dân gian, số 1 là căn bản của mọi sự biến hóa,là con số khởi đầu, luôn đem lại những điều mới mẻ, tốt đẹp., đem tới 1 sinh linh mới, 1 sức sống mới cho mọi người.
--------------------------------------------------
Số 2 – Con số của sự cân bằng
Tượng trưng là một cặp, một đôi, một con số hạnh phúc (song hỷ) và điều hành thuận lợi cho những sự kiện như sinh nhật, cưới hỏi,hội hè. Số hai tượng trưng sự cân bằng âm dương kết hợp tạo thành thái lưu hay là nguồn gốc của vạn vật. Các câu đối đỏ may mắn thường được dán trước cửa nhà cổng chính vào dịp đầu năm mới.
--------------------------------------------------
Số 3 – Con số thần bí
Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau, người xưa thường dùng các trạng thái, hình thể gắn với con số 3 như : Tam Bảo(Phật-Pháp-Tăng), Tam giới(Dục giới, sắc giới và vô sắc giới), Tam thời (quá khứ, hiện tại, vị lai), Tam vô lậu học(Giới-Định- Tuệ), Tam đa (Đa phúc, Đa lộc, Đa thọ), Tam tài (Thiên, Địa, Nhân)
--------------------------------------------------
Số 4 – Nhiều quan điểm khác nhau
Người Trung Hoa thường không thích số 4, nhưng nếu không sử dụng số 4 thì không có sự hài hòa chung, như trong âm dương ngũ hành có tương sinh mà không có tương khắc. Trong dân gian Việt Nam, con số 4 lại được sử dụng khá nhiều, biểu trưng cho những nhận định.
- Về hiện tượng thiên nhiên: Tứ phương (Đông, Tây, Nam,Bắc). Thời tiết có 4 mùa (Xuân , hạ, thu, đông). Bốn cây tiêu biểu cho 4 mùa (Mai,Lan,Cúc,Trúc).
- Về hiện tượng xã hội: Ngành nghề theo quan niệm xưa có tứ dân (Sĩ, nông , công , thương). Về nghệ thuật(Cầm , kì , thi ,họa). Về nghề lao động ( Ngư, tiều , canh, mục). Tứ thi (Đại học, Trung dung, luận ngữ, Mạnh Tử). Tứ bảo của tri thức (Giấy, bút, mực, nghiên). Tứ đại đồng đường (Cha, con, cháu ,chít )
- Về con người : NGười ta quan niệm về trách nhiệm của một công dân (Tu thân,tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Về đạo đức của con người(Hiếu, Lễ, Trung, Tín). Đối với phái nữ(công, dung,ngôn, hạnh). Tứ bất tử(Thần, Tiên, Phật, Thánh).Tứ linh(Long,Ly,Qui,Phượng). Tứ đổ tường (Tửu, Sắc, Tài,Khí). Tứ khoái. Con người có 4 khoái
--------------------------------------------------
Số 5 – Điều bí ẩn (Cũng là số sinh)
Số 5 có ý nghĩa huyền bí xuất phát từ học thuyết Ngũ hành. Mọi sự việc đều bất đầu từ 5 yếu tố. Trời đất có ngũ hành (Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ)- Người quân tử có ngũ đức (Nhân, Nghĩa,lễ, trí , tín). Cuộc sống có ngũ phúc (Phú, quý thọ, khanh, Ninh). Số 5 còn là số Vua,thuộc hành Thổ,màu Vàng. Ngày xưa những ngày 5,14(4+1=5),23 (2+3=5) là những ngày Vua thường ra ngoài, nên việc buôn bán bị ảnh hưởng. Bây giờ không còn Vua nữa nên mọi người đi đâu vào ngày này thường ít đông và dễ chịu. Không hiểu sao người lại kiêng cử đi lại ngày này. Ngũ đế( Phục Hy, Thần Nông, Huyền Đế, Nghiêu,Thuấn). Ngũ luân(Vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè )
--------------------------------------------------
Số 6-8 : (Con số thuận lợi và may mắn)
Số 6 và 8 theo người Trung Hoa thì sẽ đem tới thuận lợi về tiền bạc và vận may cho người dùng nó, vì bên cạnh tục đoán mệnh của con người (số 8 là số phát- mệnh lớn, số 6 là số lộc), lối viết số 8 có hai nét đều từ trên xuống giống kèn loe ra, giống như cuộc đời mỗi người, càng ngày càng làm ăn phát đạt, số 6 với 1 nét cong vào bản thân, ý như lộc sẽ luôn vào nhà.
Ngoài ra lục giác còn được đánh giá là khối vững chãi nhất. Con ong thường làm tổ theo khối lục giác, lục căn(mắt, mũi,tai,lưỡi,da,tư tưởng). Lục log, lục thân (cha,me,vợ,con,anh,chị,em).Số 8 còn biểu tượng cho 8 hướng, bát quái, bát âm, bát tiên, bát bửu.
--------------------------------------------------
Số 7- Số ấn tượng
Theo đạo Phật số 7 có ý nghĩa là quyền năng mạnh nhất của mặt trời.Những người theo đạo Phật tin rằng trong suốt tháng 7(âm lịch) tất cả linh hồn trên thiên đường và địa ngục sẽ trợ lại dương gian. Con số 7 còn tượng trưng cho sự thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian là đông,tây, nam ,bắc; thời gian là quá khứ, hiện tại, tương lại.Thất bửu(vàng, bạc,lưu ly, pha lên, Xa cừ, Trân châu, mã não)
Thời cổ cho rằng có 7 mặt trời hoạt động xung quanh và chiếu sáng cho trái đất,loài người nhận thức có 7 tầng trời khác nhau, cùng với 7 sắc cầu vồng tạo nên ấn tượng mạnh mẽ của số 7. Số 7 đem lại sức sống cho vạn vật, đem lại ánh sáng và hy vọng cho loài người.
--------------------------------------------------
Số 9- Biểu trưng cho sức mạnh và quyền uy
Từ xưa số 9 luôn được coi như là biểu trưng của sự quyền uy và sức mạnh: Ngai vua thường đặt trên 9 bậc, vua chúa thường cho đúc cửu đỉnh(9 cái đỉnh) để minh họa cho quyền lực của mình.Trong dân gian số 9 được gắn cho sự hoàn thiện đến mức dường như khó đạt: voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao. Số 9 trong toán học còn được phân tích với rất nhiều lý thú và gần nhiều với truyền thuyết lịch sử.
Đặc biệt hơn cả, số 9 được sùng bái, tôn thờ và gần như trở thành 1 triết thuyết cho các triều đại ở trung quốc và Việt Nam từ sự ảnh hưởng của kinh dịch là dựa trên thuật luận số. Số 9 được tượng trưng cho Trời, ngày sinh của trời là ngày 9 tháng giêng,số 9 được ghép cho ngôi vị Hoàng Đế.Tất cả các đồ dùng trong cùng đình cũng dùng số 9 để đặt tên như Cửu long Bôi(9 cốc rồng), Cửu đào hồ (ấm 9 quả đào ), Cửu Long Trụ(cột 9 rồng). Hay cách nói biểu thị số nhiều như Cửu Thiên, Cửu Châu,Cửu đỉnh….