Welcome to TCBV2U.BLOGSPOT.COM
Các chuyện kỳ bí, chuyện cười, chuyện xã hội và học tập

jeudi 11 juin 2009

Phép thử của Trung Quốc


Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc tại Biển Đông cũng đang là chủ đề thảo luận rộng rãi trên các diễn đàn và báo mạng bằng tiếng Hoa.
Đông phương Nhật báo, một tờ báo thân Bắc Kinh xuất bản tại Hong Kong, hôm 10/06 vừa có bài bình luận tựa đề "Lệnh cấm đánh bắt ở Nam Hải của Trung Quốc dò đáy [ý chí] của Việt Nam".
Bài bình luận cho rằng việc Bắc Kinh năm nay áp dụng lệnh cấm sớm hơn thường lệ nửa tháng, khiến thời gian cấm bắt hải sản kéo dài hơn, "rõ ràng có liên quan tới tình trạng xấu đi" ở Nam Hải (Biển Đông).
Bài này viết nhiều nước như Malaysia, Philippines, Việt Nam... đã nhòm ngó vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Thậm chí Việt Nam còn có hành động "khiêu khích" như thành lập cơ quan hành chính quản lý Tây Sa (đảo Hoàng Sa), mà Trung Quốc thì mới chỉ có điều tàu tuần tra ngư nghiệp tới khu vực này.
"Người dân Trung Quốc rất bức xúc và yêu cầu Chính phủ phải có hành động mạnh mẽ hơn. Một số người còn đề xuất rằng để giải quyết vấn đề Nam Hải, Trung Quốc có thể bắt đầu từ Việt Nam, nước có thái độ khiêu khích hơn cả."
Bài trên Đông phương Nhật báo nói việc điều chỉnh thời hạn cấm đánh bắt là lời cảnh báo Việt Nam "không nên đi quá xa".
"Thực tế, việc điều chỉnh này là để cho Việt Nam có hành động trước, sau đó Trung Quốc mới ra tay mà không mang tiếng là bắt nạt kẻ yếu."
Biện pháp cứng rắn
Sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt tại biển Đông, đã có không ít kêu gọi từ phía dư luận Trung Quốc đòi Bắc Kinh phải thẳng tay.
Tờ báo chính thức China Daily sau khi đăng bài trích lời người phát ngôn Tần Cương nói lệnh này là "không thể tranh cãi", đã nhận nhiều ý kiến đóng góp của độc giả.
Một người viết: "Trung Quốc cần có thái độ cứng rắn hơn về chủ quyền tại Biển Đông".

Lệnh cấm đánh bắt của TQ năm nay sớm hơn nửa tháng
Người khác thì cho rằng: "Nếu không thể thuyết phục những nước bé nhỏ kia đừng xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc tại Biển Đông, thì làm sao Trung Quốc có thể nhận là Cường quốc đang lên? Lời lẽ hô hào cũng chỉ có giới hạn thôi. Vũ lực đằng sau lời lẽ là điều cần thiết."
Bài trên Đông phương Nhật báo đi xa hơn trong bình luận: "Tình hình hiện nay là cơ hội lịch sử cho Trung Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông".
"Một mặt, các nước như Việt Nam đang mất uy tín vì chính hành động khiêu khích của họ. Mặt khác, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates gần đây đã nói rằng Mỹ không có 'quan điểm gì' về các tranh chấp tại Biển Đông, bật đèn xanh cho Trung Quốc."
"Nếu Trung Quốc đánh nhanh thì có thể giảm thiểu mức độ tình hình. Trung Quốc đã giấu khả năng và chần chừ quá lâu."
"Trung Quốc cần gấp một chiến thắng để xua đi tình trạng èo uột và khích lệ người dân."
Cường quốc quân sự
Những người theo dõi mạng thường xuyên cũng không còn lạ với những ý kiến quá khích kêu gọi gây chiến để chứng tỏ vị thế nước lớn của Trung Quốc.
Mạng Thiết Huyết, một diễn đàn chuyên thông tin chính trị-quân sự bằng tiếng Trung đặt tại Bắc Kinh mới có bài phân tích mục tiêu của Trung Quốc sẽ là nước nào nếu xảy ra chiến tranh.
Tình hình hiện nay là cơ hội lịch sử cho Trung Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông.
Bài trên Đông phương Nhật báo
Bài này viết: "Hãy nhìn các nước châu Á xung quanh: nào là quấy rối biên giới, nào là xâm chiếm biển đảo Trung Quốc, đối với những nước này Trung Quốc không thể chờ mong họ đối xử hòa bình với mình".
"Muốn phát triển Trung Quốc phải mở rộng không gian của mình, tin rằng nếu không có một cuộc chiến tranh cục bộ những nước này tất sẽ trở thành hòn đá cản đường sự phát triển của Trung Quốc."
Bài trên Thiết Huyết cũng phân tích, mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc không phải Nhật Bản, Hàn Quốc hay Philippines, vì nhiều lý do.
Tuy không nêu tên, nhưng người đọc đều hiểu mục tiêu mà tác giả nhắc tới là nước nào, để đi tới kết luận: "Trung Quốc không chỉ phải trở thành cường quốc kinh tế mà còn phải trở thành nước lớn quân sự, đó là yêu cầu của sự phát triển và cũng là yêu cầu của sự chấn hưng dân tộc".

VN cần nâng cấp không quân

Ấn Độ cũng đang sử dụng phi cơ Su-30MK1
Vụ máy bay Su-22 của không quân Việt Nam rơi tại Cẩm Thủy, Thanh Hóa bỗng thu hút sự chú ý đến trang bị kỹ thuật của lực lượng này trong bối cảnh căng thẳng khu vực có chiều hướng tăng lên chứ không giảm đi.

Quân đội Nhân dân Việt Nam bước ra khỏi cuộc chiến chấm dứt năm 1975 với một số lượng khá tốt vũ khí và trang thiết bị thu được sau chiến thắng, gồm cả vũ khí của Mỹ.
Nhiều năm sau đó, chính quyền cộng sản bị cấm vận bởi Hoa Kỳ và Phương Tây nhưng lại trở thành đồng minh của Liên Xô nên các loại vũ khí của khối Hiệp ước Varsava vẫn vào Việt Nam.
Tất nhiên, Liên Xô bán hay viện trợ cho không quân Việt Nam có điều kiện và Hà Nội chưa bao giờ có mạ́y bay ném bom chiến lược như Tupolev mà chỉ nhận được phi cơ tiêm kích.
Theo nhiều bình luận, cuộc chiến Biên giới 1979 cho thấy hỏa lực của quân đội Việt Nam, tất nhiên với sự hỗ trợ của Liên Xô, có phần ưu thế hơn của Trung Quốc, một trong các yếu tố thúc đẩy Bắc Kinh phải hiện đại hóa quân đội.
Nhưng từ khi khối Varsava sụp đổ, kho vũ khí của Việt Nam, nhất là máy bay và tàu chiến nhanh chóng trở nên cũ kỹ, không bắt kịp công nghệ quốc phòng và quân sự hiện đại.
Riêng về không quân, cho tới đầu năm nay, Việt Nam mới có 12 chiếc Su-30, và 36 chiếc Su-27 trong các binh đoàn phi cơ chiến đấu.
Việt Nam chỉ từng bước hiện đại hóa quân đội và tăng cường tiềm lực quốc phòng để phòng thủ, bảo vệ đất nước.
Tướng Phùng Quang Thanh
Đa số máy bay còn lại là MiG-21 và Su-22 chuyên dùng trong các trận đất đối không. Trong 400 chiếc này thì MiG-21 thuộc thế hệ ra đời từ thập niên 196, nên đã quá cũ.
Ngay cả hạng phi cơ Su-22 như chiếc bị rơi tại Thanh Hóa tuần này cũng cần nâng cấp gấp rút. Thậm chí Su-27 cũng là hạng sản xuất trước khi Liên Xô sụp đổ từ 1984 đến 1991.
Trong khi đó, căng thẳng ngoài Biển Đông đặt ra câu hỏi về nhu cầu tăng cường quốc phòng, cho cả hải quân và không quân Việt Nam.
Nhu cầu nâng cấp
Trong chiến tranh hiện đại, kể từ Thế chiến 2, quan niệm về hải chiến luôn bao gồm cả khả năng dùng phi cơ hỗ trợ hải quân chứ không chỉ là công việc của các tàu thuyền.
Quân đội Việt Nam hiểu được nhu cầu đó và theo các tạp chí theo dõi quân sự thì tháng 5 năm nay, Việt Nam đã mua thêm 12 chiếc Su-30MK2 với giá 42 triệu đô la một chiếc.
Tin tức sau nói con số này giảm xuống còn tám chiếc với loạt đầu tiên sẽ được giao cho Việt Nam vào quý 4 năm 2010.
Theo Interfax AVN ước tính tám chiến đấu cơ Việt Nam vừa mua có tổng trị giá 400 triệu đôla sau hợp đồng loan báo tháng 4 trị giá 1,8 tỷ đô la để mua sáu tàu ngầm hạng Kilo của Nga.
Tạp chí Jane's Defence trích lời giới chuyên gia nói Việt Nam sẽ không trả Nga bằng tiền mặt mà bằng dầu.
Su-30 là thế hệ máy bay được tập đoàn Sukhoi nâng cấp và phát triển từ thập niên 1990, với nhiều phiên bản cho các khách hàng khác nhau.
Không quân Ấn Độ hiện đang dùng loại Su-MK1.


Su-30 của Nga bị tai nạn ngay tại buổi trình diễn không quân gần Paris tháng 6/1999
Còn loại MK2 thường được bán cho các nước ven biển như Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Venezuela, vì có thêm hệ thống hỏa tiễn chống tàu chiến và thiết bị điện tử.
Còn về số Su-30 Việt Nam đang có, giới chuyên gia coi đây là chiến đấu cơ phản lực tốt nhất mà Liên Xô thiết kế lúc kết thúc Chiến tranh Lạnh và so sánh nó với U.S. F-15 của Mỹ, nhưng giá chỉ bằng một phần ba.
Việt Nam được nói cũng đang nâng cấp, nhờ sự hỗ trợ của Nga, để biến các phi cơ Su-27 của mình thành hạng Su-30, nặng 30 tấn, nhưng có công nghệ thấp hơn Su-30MK2.
Dù tướng Phùng Quang Thanh của Việt Nam phát biểu gần tại tại hội nghị ở Singapore rằng tăng cường quốc phòng của Việt Nam không nhắm vào một bên thứ ba nào, điều cần thiết là nhìn nhận cán rõ cân hải quân và không quân giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thiếu cân xứng
Theo tạp chí Jane's Defence, ngay từ 2006/2007, Trung Quốc đã phát triển thế hệ chiến đấu cơ đa chức năng F-10 song song hệ thống tên lửa đạn đạo chống vệ tinh.
Việc xây căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại Hải Nam, được tiết lộ một hai năm nay và dự án chuẩn bị cho hạ thủy hàng không mẫu hạm cũng đang thu hút sự chú ý của giới quan sát.
Trong bối cảnh Việt Nam cũng mua tàu ngầm nhưng khó có thể đọ lại Trung Quốc về số lượng và tầm hoạt động thì mua hoặc nâng cấp phi cơ để hỗ trợ hải quân là giải pháp khả thi hơn cả.
Phi cơ vừa không đắt bằng tàu chiến, vừa tăng khả năng phòng thủ và cả công kích trên biển nếu cần.
Nhưng trong trận không chiến hoặc hải chiến nếu xảy ra, Việt Nam sẽ phải đương đầu với chính Su-30 do Trung Quốc sản xuất dựa trên cơ sở giấy phép kỹ thuật Nga.
Điều đáng chú ý là các hạng Su-30 trên thế giới chưa bao giờ được thử lửa trong các trận không chiến thật mà mới chỉ được dùng cho huấn luyện.
Báo chí thế giới cũng nhắc hồi tháng 6/1999, một Su-30 của Nga bị tai nạn ngay tại buổi trình diễn không quân gần Paris, Pháp, nhưng cả hai phi công Viatcheslav Averyanov và Vladimir Chendrik may mắn thoát chết.
Bởi vậy, dù có Su-30 loại gì thì quốc phòng của Việt Nam cũng lại cần nâng cấp nữa vì Nga đã tuyên bố bán ra thế hệ Su-35, hiện đại hơn cả.
''Cuộc chạy đua vũ trang'' xem ra không bao giờ chấm dứt.

Hoạ Tâm - Trương Quỳnh Anh

Bài này đang là hit trên mp3.zing.vn và vntoprington.